Nghành công nghiệp chế biến thực phẩm - tiềm năng lớn cho các nhà đầu tư

time 4 năm trước | 1261 lượt xem

Cùng với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật, ngành chế biến thực phẩm cũng đã bắt kịp xu thế trang bị máy móc phụ trợ trong dây chuyền sản xuất chế biến. Những dòng máy móc với tính năng cao ra đời như: Máy sấy, máy ép bọc hút chân không, máy thái lát thịt, máy nghiền…. đang là những thiết bị không thể thiếu, góp phần tạo ra năng suất và chất lượng sản phẩm vô cùng cao.

Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm đang là tiềm năng lớn cho các nhà đầu tư nhờ vào sự hỗ trợ tích cực của các loại máy móc này.

Đây cũng là nhận định của các chuyên gia tại Hội thảo xúc tiến đầu tư trong công nghiệp chế biến thực phẩm do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) và Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 14/11.

Thực trạng ngành công nghiệp chế biến Việt Nam năm 2018

Việc bắt kịp xu thế công nghiệp hóa 4.0 áp dụng máy móc như: Máy nghiền, máy sấy, máy ép bọc hút chân không, máy thái lát…làm cho ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản của Việt Nam đang có đà phát triển tốt với nhu cầu lớn về thu hút vốn và công nghệ hiện đại. Đặc biệt, trong giai đoạn 2013 – 2018, ngành chế biến nông lâm thuỷ sản phát triển mạnh, tốc độ tăng trưởng giá trị khoảng 5-7%/năm. Nhờ đó, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này tăng mạnh, bình quân tăng khoảng 8-10%/năm, riêng năm 2018 đạt mức kỷ lục hơn 40 tỷ USD, nâng cao vị thế của Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu nông lâm thuỷ sản lớn trên thế giới.

máy ép bọc hút chân không

Hiện Việt Nam đã hình thành hệ thống công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản công suất thiết kế đảm bảo chế biến khoảng 120 triệu tấn nguyên liệu mỗi năm, với trên 7.500 doanh nghiệp quy mô công nghiệp gắn với xuất khẩu và hàng vạn cơ sở chế biến nông sản nhỏ, lẻ, hộ gia đình… Trong đó, một số ngành hàng hoặc sản phẩm có thiết bị chế biến hiện đại, mang tầm của khu vực và thế giới.

Theo Trung tâm xúc tiến đầu tư phát triển công thương, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), phần lớn dự án FDI vào lĩnh vực chế biến thực phẩm tập trung ở những thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An… Tỷ trọng đầu tư FDI vào công nghiệp chế biến thực phẩm chủ yếu tập trung ở dự án thu hồi vốn nhanh như chế biến nông sản, thủy sản, đồ uống.

Tầm quan trọng của áp dụng máy móc kĩ thuật vào sản xuất chế biến nông lâm thủy sản

Tiến sỹ Frauke Schmitz-Bauerdick - Trưởng đại diện Cục Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Đức tại Việt Nam, cho rằng để cạnh tranh ở các thị trường phát triển, ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản Việt Nam phải tuân thủ những yêu cầu nghiêm ngặt về an ninh lương thực và chất lượng. Một vấn đề quan trọng của việc cung cấp sản phẩm thực phẩm chất lượng cao là máy móc, thiết bị phù hợp. Vì vậy, có thể nói việc áp dụng máy móc vào dây chuyền chế biến không chỉ là xu thế mà còn là yêu cầu tiên quyết để sản phẩm nông lâm thủy sản của Việt Nam hội nhập ra thị trường thế giới.

Các sản phẩm máy móc công nghiệp, công nghệ cao như: Máy hút, máy ép bọc hút chân không, máy sấy, máy thái lát, máy trộn, máy nghiền…. không còn đơn thuần là trách nhiệm đầu tư của doanh nghiệp lớn. Việc đầu tư máy móc thiết bị là yêu cầu tối quan trọng ngay khi muốn thành lập doanh nghiệp để bước vào thị trường chế biến ngành công nghiệp thực phẩm. Muốn đưa thương hiệu lên một tầm cao mới, muốn chiếm được lợi nhuận cao, đưa sản phẩm chế biến của Việt Nam vươn tầm thế giới đều phụ thuộc vào chiến lược đầu tư hợp lý của mỗi doanh nghiệp.         

Bình luận: