Quy cách đóng gói tôm xuất khẩu chuẩn, mới nhất

time 1 tuần trước | 38 lượt xem

Xuất khẩu tôm đang là đang ngày càng phát triển ở nước ta hiện nay, đối với các doanh nghiệp kinh doanh tôm xuất khẩu thì đây vừa là cơ hội vừa là thách thức. Để tăng sức cạnh tranh thì chất lượng tôm thôi là chưa đủ mà quy cách đóng gói tôm xuất khẩu cũng phải được chú trọng. Tìm hiểu chi tiết về cách đóng gói tôm chuẩn để xuất khẩu qua nội dung sau của anphapacking.com.

Thị trường xuất khẩu tôm ở nước ta

Ngành tôm hiện nay đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, không chỉ tạo ra giá trị xuất khẩu lớn mà còn góp phần giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động.

Trong thời gian qua, ngành xuất khẩu tôm tại nước ta đã ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể cả về sản lượng lẫn giá trị. Các doanh nghiệp trong nước không chỉ tập trung vào việc gia tăng sản lượng mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua việc áp dụng công nghệ nuôi, chế biến, bảo quản hiện đại giúp tôm Việt Nam đáp ứng tốt hơn các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của quốc tế, từ đó gia tăng uy tín và tạo lợi thế cạnh tranh. Kết quả là giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam ngày càng được cải thiện, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước.

Ngoài các thị trường truyền thống như Mỹ, Nhật Bản và EU, Việt Nam còn tích cực mở rộng thị trường sang những khu vực mới như Trung Đông và Châu Phi. Việc đa dạng hóa thị trường không chỉ giảm bớt sự phụ thuộc vào các thị trường lớn mà còn tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Mặc dù có nhiều cơ hội, ngành tôm Việt Nam cũng đối mặt với không ít thách thức, bao gồm biến đổi khí hậu, dịch bệnh và sự cạnh tranh gay gắt đến từ các quốc gia khác như Ấn Độ, Thái Lan.... Tuy nhiên với chiến lược phát triển bền vững, sự hỗ trợ từ chính phủ và sự cải tiến không ngừng từ các doanh nghiệp, ngành tôm Việt Nam hoàn toàn có thể vượt qua thách thức, duy trì vị thế và phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

Quy cách đóng gói tôm xuất khẩu

Để tôm xuất khẩu đạt tiêu chuẩn chất lượng, giúp thương hiệu tăng khả năng cạnh tranh thì doanh nghiệp cần áp dụng quy cách đóng gói tôm chuẩn, chuyên nghiệp.

Xử lý tôm sơ bộ

Trước khi tiến hành đóng gói, tôm phải được làm sạch và xử lý cẩn thận để đảm bảo chất lượng và tính thẩm mỹ, đáp ứng được yêu cầu của thị trường xuất khẩu. Quy trình bao gồm rửa sạch tôm, loại bỏ đầu, cân định lượng và xếp tôm vào khuôn.
Sốc nhiệt và để tôm vào trạng thái ngủ đông

Sau khi xếp khuôn, tôm sẽ được làm lạnh nhanh chóng bằng phương pháp sốc nhiệt đột ngột. Quá trình này giúp tôm chuyển sang trạng thái ngủ đông, giữ được độ tươi ngon và ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật. Tôm sau khi sốc nhiệt được đặt vào thùng chứa và đậy kín để tránh tiếp xúc với không khí.

Kiểm tra kim loại có trong tôm

Một trong những tiêu chuẩn bắt buộc đối với tôm xuất khẩu là không có chứa kim loại bên trong để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Ở bước này, tôm sẽ được đưa qua máy dò kim loại để đảm bảo không có vật thể lạ với đường kính lớn hơn 1,2 mm.
Đóng gói bằng túi pe và hút chân không

Sau khi kiểm tra, tôm được cho vào túi pe để thực hiện hút chân không và hàn kín miệng túi. Phương pháp đóng gói chân không giúp loại bỏ không khí bên trong túi, làm chậm quá trình oxy hóa và kéo dài thời gian bảo quản. Nếu không sử dụng hút chân không, tôm có thể được đóng gói trong túi nilon và bơm thêm oxy để duy trì độ tươi.

Sử dụng thiết bị đóng gói chuyên nghiệp

Máy đóng gói chân không hiện đại ngày càng được cải tiến để đáp ứng các yêu cầu khắt khe của ngành thủy sản. Loại thiết bị này được làm từ thép không gỉ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và dễ dàng vệ sinh sau khi sử dụng. Máy móc tự động không chỉ nâng cao hiệu suất đóng gói mà còn giúp sản phẩm đạt tiêu chuẩn cao nhất về an toàn và chất lượng.

Cách bảo quản tôm xuất khẩu chuyên nghiệp

Đối với mặt hàng thủy sản nói chung và tôm nói riêng thì sẽ rất nhanh bị hỏng nếu không bảo quản đúng cách:

  • Tôm cần được làm lạnh ngay sau khi đánh bắt để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và sự suy giảm dinh dưỡng. Sau khi làm mát, việc đóng gói cần được thực hiện ngay lập tức, sử dụng các vật liệu chất lượng cao để ngăn chặn sự tiếp xúc với không khí và đảm bảo tôm được bảo quản trong điều kiện tối ưu nhất.
  • Duy trì nhiệt độ ổn định trong suốt quá trình bảo quản và vận chuyển là điều kiện tiên quyết để đảm bảo chất lượng sản phẩm, đặc biệt khi xuất khẩu sang các thị trường quốc tế. Đối với từng loại tôm, nhiệt độ bảo quản cần được điều chỉnh phù hợp: Tôm tươi sống: Nhiệt độ bảo quản từ -18°c đến -24°c, đây là khoảng nhiệt độ lý tưởng để duy trì độ tươi và kết cấu tự nhiên của tôm. Tôm chế biến sẵn: nhiệt độ bảo quản ở mức 0°c để giữ nguyên giá trị dinh dưỡng cũng như tránh việc tôm bị mất hương vị.

Thùng carton đựng tôm phải có khả năng chống thấm tốt (Nguồn tham khảo: vuainnhanh.com)

  • Sử dụng các loại thùng carton chuyên dụng cho hàng đông lạnh đóng để bảo quản tôm. Thùng carton được sử dụng phải có khả năng chống thấm nước, chịu được nhiệt độ thấp. Lớp lót bên trong thùng cần được làm từ vật liệu cách nhiệt, kết hợp với túi bọc pe hoặc màng xốp hơi để tăng cường khả năng bảo vệ.
  • Duy trì môi trường bảo quản với mức độ ẩm phù hợp để tôm không bị khô bề mặt hoặc mất nước, yếu tố này rất quan khi xuất khẩu sang các thị trường có điều kiện khí hậu nhiệt đới hoặc khô lạnh.
  • Áp dụng hệ thống kiểm soát nhiệt độ tự động trong kho lạnh, đảm bảo điều kiện bảo quản luôn duy trì ổn định.

Kết luận

Việc thực hiện đúng quy cách đóng gói tôm xuất khẩu sẽ giúp doanh nghiệp không chỉ giữ vững chất lượng sản phẩm mà còn nâng cao uy tín thương hiệu trên thị trường toàn cầu. Hy vọng, bài viết  này sẽ giúp bạn có được những thông tin hữu ích.

Bình luận: